Chơi đào hay chăm sóc đào là một phong tục đẹp của người dân Việt Nam. Trong mỗi dịp Tết đến xuân về, các nghệ nhân hay bạn chỉ là một người làm vườn thôi cũng rất chăm chút cho cây đào của mình được đẹp nhất. Làm sao cho đào của mình có dáng cây đẹp, nổi bật. Thông thường, đào tự nhiên sẽ mọc các cành không đều nhau, ngẫu nhiên. Người nghệ nhân muốn tạo một dáng đào đẹp cần định hình cho thế đào ngay từ nhỏ. Cần xác định các cành sẽ bị cắt tỉa nếu mọc sai hướng hoặc để kích thích đào phát triển. Nhưng thời gian cắt tỉa cành đào như thế nào là hợp lý? Hãy cùng Đào Tiến Vua tìm hiểu thời gian cắt tỉa đào nhé.
Thời gian cắt tỉa cành đào
Theo chu kỳ phát triển của đào và kinh nghiệm của những người trồng đào lâu năm. Đào sẽ được trồng vào tháng Giêng đảm bảo điều kiện phát triển thuận lợi nhất cho đào non vào lúc này. Thời gian sẽ bắt đầu trong tháng giêng hoặc tháng 2 âm lịch. Theo quy trình phát triển của cây, đến tháng 4, tháng 5 âm lịch là thời gian tỉa cành đào hợp lý. Bạn có thể cắt bớt những cành xấu xung quanh gốc để uốn được dáng cây như mong muốn.

Tuy nhiên, thời gian cắt tỉa cành đào hợp lý nhất phải đến tháng 7, tháng 8 âm lịch. Bởi vì đây là thời điểm phù hợp nhất so với sự phát triển của cây suốt từ thời gian này cho đến Tết Nguyên Đán. Nghệ nhân có thể cắt tỉa chỉnh dáng cây theo ý muốn của người đặt mua đào. Nếu thời gian cắt tỉa cành đào trước hoặc sau thời gian này thì cây đào khó lên dáng. Đặc biệt ảnh hưởng tới chất dinh dưỡng phân bổ bên trong cây. Khiến hoa và nụ có thể nở trước hoặc sau Tết Nguyên Đán. Làm cho giá trị đào bị sụt giảm.
Kỹ thuật cắt tỉa cành đào
Thời điểm cắt tỉa cành đào hợp lý nhất là tháng 7 – tháng 8 âm lịch. Nhưng cắt tỉa cành như thế nào để hiệu quả, người làm vườn cần có kỹ thuật cắt tỉa cành đào đúng cách. Bên cạnh đó, kỹ thuật cắt tỉa cành là một bước rất quan trọng, quyết định đến dáng đào. Để có thể tiến hành kỹ thuật này đúng chuẩn nhất, bạn cần làm theo 4 bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cắt tỉa cành đào
Để thực hiện kỹ thuật cắt tỉa cành đào hiệu quả và chính xác nhất. Người làm vườn cần sử dụng những dụng cụ chuyên nghiệp. Đảm bảo kỹ thuật cắt được thực hành không xảy ra các lỗi ngoài ý muốn khiến cây bị tổn thương nghiêm trọng và chết cây. Dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm:
- Cưa dùng cắt cành to
- Kéo cắt cành chuyên dụng

Bước 2: Tiến hành cắt tỉa cành đào
Người làm vườn cần chú ý đến thời gian cắt tỉa cành đào. Cây đào muốn thực hiện cách tỉa cây để uốn dáng phải là những cây đào từ 3 năm tuổi trở lên. Đây là thời gian phù hợp nhất để thực hiện tạo dáng cho đào. Đối với những cây đào 1-2 năm tuổi, cây chưa đủ tuổi để thực hiện cắt tỉa. Nếu cố tình thực hiện có thể khiến cây khó ra hoa, phát triển chậm, yếu cây, thậm chí là chết cây.
Ngay cả đối với những cây đào đã đủ tuổi, khi cắt tỉa cành và tạo dáng người làm vườn cũng cần chú ý chọn những cây có thân to, rễ xù xì, già nua. Những cây có khả năng sinh trưởng khỏe mạnh, gốc và cành cây đủ kích thước, không bị sâu bệnh hại. Đặc biệt, bạn cần lựa thời gian cắt tỉa cành phù hợp qua dự báo thời tiết. Không chọn những ngày mưa giống, ẩm ướt để cắt tỉa cây.
Bước 3: Cắt sửa thân
Khi cắt tỉa thân đào, nghệ nhân làm vườn cần chú ý thực hiện theo quy trình sau đây:
- Đối với những cành cây thân quá dài, người làm vườn cần cắt bớt đi để tạo cảm giác cây ngắn lại, cổ điển và làm cho cây già hơn.
- Dành cho những cây có 2 thân thì người làm vườn có thể uống thành dáng song thụ, dáng huynh đệ hoặc dáng phu thê.
- Dành cho những cây có 1 thân thẳng đứng thì người làm vườn có thể uống thành các dáng như long trực, quân tử.
- Cây có nhiều thân thì tạo thế huyền, thế long vũ, hoặc tạo thế rừng.

Tùy vào từng trường hợp của mỗi cây có nhiều cành hay ít, và các cành được bố trí tự nhiên như thế nào để bạn thực hiện cắt tỉa cành và tạo thế đứng cho cây một cách hợp lý. Riêng đối với quan sát tán cây. Nếu cây đào có 3 tán thì nghệ nhân có thể tạo thế Tam Đa. Năm tán thì bạn có thể cân nhắc thế Ngũ Phúc. Còn 7 tán thì nghệ nhân có thể tạo thế Thất Hiền, 9 tán thích hợp làm thế Cửu Phẩm. Bạn có thể nhận thấy khi cắt tỉa thân đào, nó sẽ phụ thuộc vào hình dáng của thân, tán và các cành cành cây. Tùy theo hình dáng cụ thể mà người làm vườn có thể ướm các thế và cắt tỉa cho phù hợp.
Bước 4: Cắt tỉa cành
Trong quy trình cắt tỉa cành cây, kỹ thuật cắt tỉa là kỳ công nhất. Người làm vườn cần thực hiện nhiều công đoạn rất phức tạp. Trong các bước cắt tỉa, người làm vườn còn cần đo thời gian cách quãng giữa mỗi lần cắt. Cách này có thể vừa thúc đẩy quá trình cắt diễn ra đúng quy trình, vừa khiến đốt cây đào trở nên khúc khuỷu. Dáng đào trở nên uyển chuyển hơn, mềm mại, nghệ thuật hơn.
Trước khi thực hiện cắt, người làm vườn cần chú ý những cành bị khuyết so với dáng muốn tạo. Sau khi cắt xong và uốn dáng xong, bạn cần dùng dây kim loại để cố định dáng đào. Hãy chú ý không để phần ngọn và phần nhánh cách nhau xa quá, mất cân đối.
Xem thêm
Trên đây là toàn bộ chú ý Vườn Đào Thất Thốn Nga Giới chia sẻ với các bạn về cách thức cắt tỉa cành đào đúng kỹ thuật. Chúc các bạn thành công, xin chân thành cảm ơn.