Đào Thất Thốn là được đánh giá là một trong những giống đào hiếm bởi nhiều đặc tính đặc biệt nổi trội. Đối với người thương nhân kinh doanh giống đào này. Quá trình nuôi trồng và chăm sóc phải rất cẩn thận. Đảm bảo cây khỏe, không sâu bệnh hại thì mới đảm bảo nâng được giá trị của đào. Phải thường xuyên chăm sóc, kiểm tra. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của sâu bệnh trên thân đào cần phải được phòng trừ ngay, giảm thiểu nguy cơ gây hại. Bài viết dưới đây chia sẻ các loại sâu bệnh trên Đào Thất Thốn Lạng Sơn và cách phòng trừ.
Các loại sâu bệnh trên Đào Thất Thốn Lạng Sơn
Rệp muội – Sâu bệnh trên Đào Thất Thốn Lạng Sơn
Biểu hiện
Rệp muội là loại sâu bệnh thường sống tập trung thành từng đàn. Gây hại cho cây chủ yếu ở ngọn non, cuống lá, và mặt dưới của lá cây. Rệp có sở thích chích hút nhựa cây. Làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém, trở nên cằn cỗi, khô héo rồi rơi rụng dần. Đặc biệt hơn nữa, chất bài tiết của rệp là thức ăn của nấm bồ hóng, kiến đỏ và kiến đen cộng sinh trên cây. Khi có rệp, nấm bồ hóng sẽ kéo tới làm giảm năng suất của hoa, hoa kém, rễ bị hỏng nặng, dần dần dẫn đến chết cây.

Biện pháp phòng trừ
Người làm vườn sớm phát hiện cần cắt bỏ hết những cành đào bị rệp tấn công, cành già, dọn sạch cỏ và lá cây rụng trong vườn, làm cho vườn thông thoáng và ngăn ngừa rệp tìm tới. Đồng thời, tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển cho cây thật tốt. Trong mùa nắng, người làm vườn có thể sử dụng vòi phun nước vào khu vực có nhiều rệp đeo bám để tẩy rửa bớt, tăng độ ẩm cho cây.
Sâu đục ngọn đào và cách phòng trừ
Biểu hiện
Sâu đục ngọn đào là bệnh thường gặp khi các mầm lộc đào phát triển khoảng 5cm – 10cm. Sâu thường đục vào các mầm ngọn non của cây đào, làm ngọn đào bị héo rũ, hư hại, không thể phát triển được. Đây cũng là nguyên nhân khiến đào bị bệnh chảy gôm.

Biện pháp phòng trừ
Đối với dạng sâu bệnh này, biện pháp phòng trừ rất đơn giản, và người làm vườn nên sử dụng các phương pháp thủ công chứ không nên sử dụng các loại phân bón hóa học. Người làm vườn thực hiện cùng đợt song song với quá trình cắt tỉa là đã có thể hạn chế được sâu đục ngọn đào.
Sâu bệnh trên Đào Thất Thốn Lạng Sơn – Nhện đỏ hại đào và cách phòng trừ
Biểu hiện
Nhện đỏ là giống côn trùng phát triển trong điều kiện thời tiết khô hạn của mùa nắng. Do vòng đời của chúng rất ngắn nên thời gian chúng tăng trưởng rất nhanh và gây hại nghiêm trọng. Khi đào tiến vua bị nhện đỏ tấn công, lá bị ảnh hưởng làm cho biến dạng, làm chậm quá trình sinh trưởng. Khi nhện đỏ phát triển đến mật độ cao, cả cành con cũng bị tấn công, cành trở nên khô cứng dễ gãy, chết.

Biện pháp phòng trừ
- Không trồng đào quá dày, làm cho vườn đào bị um tùm, rậm rạp, tán cây bị che phủ nhiều.
- Đang bị nhện đỏ tấn công, người làm vườn cần tăng cường bón thêm phân Lân và Kali để hạn chế.
- Tỉa bỏ những cành, lá héo, không cần thiết để tán cây luôn được thông thoáng.
Bệnh xoăn lá đào và cách phòng trừ
Biểu hiện
Bệnh xoăn lá đào do nấm gây nên. Loại nấm này thuộc bộ túi ngoài, lớp nấp túi nửa. Nấm bệnh này thư thường xâm nhiễm vào ngọn lá hoặc mép lá làm cho một phần hoặc cả lá có màu xanh xám và dày lên. Sau đó những phần dày này xoăn lại biến thành màu đỏ hoặc túi và trên mặt lá bị một lớp bột trắng xám bao phủ. Cuối cùng lá biến thành màu nâu, khô và rụng xuống. Trường hợp bệnh nặng có thể làm chết cả cây.
Biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ bệnh cần tiến hành một số biện pháp sau: Bón phân bằng chế độ hợp lý. Hái bỏ và đốt sạch lá bệnh, vào đầu mùa xuân phun thuốc cho cây, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày bằng hợp chất vôi – lưu huỳnh.
Xem thêm
> 4 CÁCH PHÂN BIỆT ĐÀO THẤT THỐN VIỆT NAM VÀ ĐÀO THẤT THỐN TRUNG QUỐC
Bệnh thủng lá đào
Biểu hiện
Khi bị vi khuẩn xâm nhiễm, trên lá cây có các đốm nhỏ thủng lỗ chỗ và các đốm này dần lan rộng to ra thành các đốm tròn có cạnh và đường kính 2mm. Các đốm này thường có màu tím hoặc nâu đen. Bên rìa đốm bệnh là các đường viền màu vàng. Cuối cùng, các đốm bệnh này sẽ khô lại, nứt mép và rụng lá.
Biện pháp phòng trừ
Một số biện pháp để phòng trừ bệnh: Không nên bón nhiều phân đạm cho cây mà nên bón tăng cường phân hữu cơ. Thường xuyên cắt tỉa cành để loại bỏ những cành bệnh. Chăm sóc cây bằng chế độ ánh sáng, gió và thoát nước hợp lý. Không trồng đào lẫn với những cây khác để tránh lây bệnh.
Bệnh chảy gôm – Sâu bệnh trên Đào Thất Thốn Lạng Sơn
Biểu hiện
Bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora sp gây ra, hoặc trong khi thời tiết có quá nhiều sương muối, sâu đục vỏ, hoặc đất quá chặt, không được tơi xốp khiến cây bị ẩm, nhiệt độ thấp, làm cho vỏ cây bị tổn thương. Đây là điều kiện để nấm xâm nhập vào làm tinh bột bên trong thân cây chuyển thành dung dịch nhựa và chảy ra ngoài.

Biện pháp
Với căn bệnh này thì quan trọng nhất là khâu phòng bệnh cho cây. Người làm vườn cần chú ý quan sát, bón phân hữu cơ để đất tơi xốp. Thường xuyên cắt lá, tỉa cành nhánh hợp lý chú ý không làm cây bị tổn thương. Khi Đào Tiến Vua đã bị bệnh chảy gôm, người làm vườn cần cạo bỏ vết nhựa chảy rồi bôi quét dầu một lượt để bảo vệ.
Xem thêm
BẬT MÍ 3 CÔNG ĐOẠN THÚC ĐÀO RA HOA ĐÚNG TẾT
HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG ĐÀO THẤT THỐN LẠNG SƠN
Trên đây là các loại sâu bệnh thường xuất hiện trên loại cây Đào Thất Thốn Lạng Sơn và cách khắc phục chi tiết nhất. Để một cây đào ra hoa đúng dịp Tết, các bộ phận của cây đều khỏe mạnh, người chăm sóc cây càng cần chú ý chăm sóc cây thường xuyên, đều đặn.