Khi chăm Đào ai cũng muốn tìm hiểu cách uốn dáng để dựng được những thế cây đẹp đạt giá trị thẩm mỹ và phong thủy cao. Những thế đào được uốn có thể được gọi là nghệ thuật mô phỏng thiên nhiên. Dưới bàn tay nghệ nhân tạo dựng lại, truyền tải tâm trí, khao khát. Và tâm hồn của mình trong từng “tác phẩm” nghệ thuật. Chính vì vậy, người ta không chỉ coi cây cảnh dùng để trang trí. Mà còn coi nó là bức tranh mang màu sắc có tâm hồn để cải thiện đời sống. Nếu bạn là một dân chơi đào chính hiệu và đang muốn tìm hiểu cách tạo thế Đào Thất Thốn thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Hãy cùng Vườn Đào Thất Thốn Nga Giới tìm hiểu nhé.
Nguyên tắc tạo thế Đào Thất Thất Thốn
Một cây đào cảnh được đánh giá là có thế đẹp hay dáng đẹp cần được đánh giá từ sự toàn diện về thế cây. Từ cách tạo hình, uốn nắn kiểu dáng đến sự kết hợp giữa cây và chậu cây. Khi tạo thế cho cây, nghệ nhân cần chú ý 3 yếu tố chính:

Tạo thế Đào Thất Thốn ở rễ cây
Rễ cây là bộ phận tạo nên thế đặc biệt cho cây. Rễ cây cộc cằn, gần gũi tạo cảm giác cổ điển, từng trải, ngoan cường. Mang tới nét trầm lặng yên tĩnh cho người chiêm ngưỡng. Nếu phần rễ cây càng lộ ra bên ngoài mặt đất, sẽ càng tăng thêm nét cổ kính. Đây là một trong những đường nét đặc trưng thú vị nhất của Đào Thất Thốn Lạng Sơn. Vì người ta chuộng Đào Thất Thốn đều vì sự hoài cổ, xù xì, già cỗi.
Tạo thế Đào Thất Thốn ở thân cây
Thân cây có vai trò quan trọng nhất trong quá trình tạo thế cho cây. Khi gốc cây và thân cây biểu hiện sự già nua, cổ kính thì thân cây càng to, càng xù xì u bướu, nứt nẻ thì càng tôn lên nét đẹp vượt thời gian của Đào Thất Thốn Lạng Sơn, thể hiện sức sống mạnh mẽ, mang trên mình dấu ấn của thời trang.
Khi tạo dáng thân cây có dáng hình nghiêng ngả, dáng uốn lượn như mô phỏng cây đã bị bão gió tạt vào làm cho thân cây không giữ được thế thẳng đứng như bình thường. Và đã phải chống trả quyết liệt, kiên cường để đứng vững, tồn tại và phát triển.

Cành cây
Cành là phần xương cốt để tạo hình cho cả cây đào, điều chỉnh cành giúp nghệ nhân tạo thế cho cây khắc phục những khuyết điểm của thân không đạt tới. Cành cây thường dễ uốn hơn, dễ tạo dáng, dễ níu cành. Người ta nói, các đầu cành là tán lá, gọi là y phục của cây. Sửa cành và tán cây là công đoạn cuối cùng trong quá trình tạo thế cho cây. Khi uốn cành, người nghệ nhân phải tạo nên cấu trúc căn bản của cây, sử dụng các phương pháp như cắt tỉa, buộc uốn, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây.

Lưu ý khi tạo thế
Đào Thất Thốn nói riêng và các loại đào nói chung là cây cảnh gieo trồng, có thể chăm sóc bày trí như một dạng cây phong thủy trong sân nhà. Tạo dáng cảnh cho đào là một quá trình sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân nhưng vẫn giữ được vẻ tự nhiên của cành lá. Khi thực hiện tạo dáng cho cây cảnh, người nghệ nhân phải học kỹ thuật thực hành một số kiểu uốn phổ biến nhất như: cách quấn cành, cuốn nhánh, kỹ thuật khắc.
Thực tế, người nghệ nhân cần chọn những cành cây dẻo, nhỏ và dễ uốn không bị tách nhánh. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng. Cần lưu ý rằng khi để cành cây tăng trưởng quá lớn sẽ khiến mất dáng. Tránh để cành cây mọc đâm ngang hoặc mọc đối diện nhau.
Xem thêm
4 DÁNG ĐÀO THẤT THỐN LẠNG SƠN ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT
BÍ KÍP CHĂM ĐÀO THẤT THỐN RA HOA ĐÚNG TẾT
Trên đây là kiến thức làm vườn Vườn Đào Thất Thốn Nga Giới chia sẻ. Quý khách hàng có thể tự áp dụng cho cây cảnh của mình để tạo được những thế cây theo ý thích.