Theo kinh nghiệm của chuyên gia chăm sóc trồng và chăm sóc Đào Thất Thốn Lạng Sơn. “Xét về mặt thẩm mỹ dưới con mắt người chơi cây, Đào Thất Thốn Lạng Sơn được xem là “vua” của các loại đào. Nhưng khi đã nắm được điểm yếu của Đào Thất Thốn thì có thể mang lại giá trị kinh tế cực kỳ cao. Chỉ trong thời gian 1 năm – 2 năm, khi thế cây đã hoàn thiện. Đào Thất Thốn Lạng Sơn có thể mang về giá từ 3 triệu – 5 triệu đồng, cao hơn hẳn các giống đào khác”. Dưới đây là tất tần tật kiến thức về Đào Thất Thốn Lạng Sơn do Vườn Đào Thất Thốn Nga Giới chia sẻ với Quý độc giả.
Đào Thất Thốn Lạng Sơn có gì đặc biệt ?
Theo các nghệ nhân cao tuổi cho biết, Thất Thốn là loại đào cao hơn mặt đất khoảng 7 tấc. Được trồng trong thời gian khoảng 3 năm mới đơm hoa, 7 năm cây ra hoa kép chỉ một lần. Trên mỗi tầng hoa có 7 bông, mỗi bông có 7 cánh nở ra màu đỏ mận rực rỡ ấm áp. Mùi hương hoa tỏa vào ban đêm thơm ngát. Mùi hương rất đặc trưng mà không giống đào nào có được.
![]() |
![]() |
![]() |
Đào Thất Thốn được trồng ở đâu?
Nhật Tân, Hà Nội
Chưa ai biết xuất xứ của loại đào này, những cụ cao tuổi làng đào Nhật Tân nói rằng: Từ khi có thể nhớ được đã thấy Đào Thất Thốn. Muốn trồng được đào thất thốn, người trồng đào phải chăm sóc cực kỳ cẩn thận. Cần để tâm huyết vào trong từng công đoạn. Đất trồng Đào Thất Thốn phải đảm bảo là đất thịt được xới tung, phơi đỏ nắng. Không được để đất còn lại chất chua nào. Khi tưới cây cho đào, phải dùng nước sạch để tưới. Vậy nên, ngắm Đào Thất Thốn người ta thấy được vẻ đẹp thanh cao thuần khiết, vừa có nét tao nhã tiềm ẩn.
Trong thời phong kiến, chỉ bậc quyền quý, vua chúa và nhà giàu mới có thể chơi giống đào này. Nên ngoài tên gọi là Đào Thất Thốn, nó còn được gọi với một cái tên là Đào Tiến Vua. Tức là loại đào được tuyển chọn để quần thần dâng lên bậc vua chúa trong mỗi dịp năm mới.
Sức sống mãnh liệt của Đào Thất Thốn Lạng Sơn
Hoa Đào Thất Thốn dù bị cắt lìa cành vẫn trổ hoa, kết quả. Đất càng cằn cỗi hoa càng đẹp. Thất Thốn còn có sức sống mãnh liệt hơn thế nữa. Có thể sống được trong chậu, trong khi đào thường chỉ khoảng ba năm là chết. Thất Thốn thân ngắn, gốc sùi phồng xù xì, lá to và dài xanh đậm. Vỏ cây nếu bóc ra thì tím màu mận chín chứ không có màu gỗ như các loại đào thường.

Giống đào xù xì, rêu mốc này có sức hút kỳ lạ. Mỗi thốn cành cây, tức là độ dài bằng đốt ngón tay, có thể trổ tới bảy bông hoa, nên gọi là Thất Thốn. Thất Thốn đỏ từ rễ đỏ lên tới búp, mầm nhọn và cứng cáp như lưỡi kiếm. Hoa đỏ vô cùng, tựa như hoa hồng nhung vậy, có thể nở từ gốc. Đã có người yêu Thất Thốn đếm được hoa nở tới ba tuần, sở hữu một vẻ đẹp không một loại đào nào sánh được.
Xem thêm
4 DÁNG ĐÀO THẤT THỐN LẠNG SƠN ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT
CÁC LOẠI SÂU BỆNH TRÊN ĐÀO THẤT THỐN LẠNG SƠN
Đào Thất Thốn Lạng Sơn
Từ xa xưa tới nay, Đào Thất Thốn Lạng Sơn được người dân ưa chuộng nhất. Hơn cả những cây đào được trồng ở Nhật Tân – Hà Thành. Bởi người Việt tin rằng, trải dài khắp mảnh đất hình chữ S chỉ có vùng đất Lạng Sơn là phù hợp nhất với việc trồng đào. Khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp, đất cao và không bị trũng nên ít xảy ra hiện tượng ngập úng. Đặc biệt thích hợp với những giống cây ưa đất khô như đào. Khí hậu càng khắc nghiệt, đất ít phù sa màu mỡ, lại càng kích thích sức sống mãng liệt. Lộc nảy ra càng cứng cáp, hoa nở lại rực rỡ hơn gấp nhiều lần bình thường. Cũng chính vì vậy, Đào Thất Thốn Lạng Sơn được người dân xem là “thánh địa” của các loại đào.
Tại sao giá Đào Thất Thốn Lạng Sơn lại đắt như vậy?
Vào mỗi dịp Tết, những cây đào thất thốn chớm nụ được trả giá 10 triệu, thậm chí đến 50 triệu đồng/cây nhưng các nhà vườn vẫn không có để bán. Trong cả nước, số lượng người trồng đào thất thốn nở đúng dịp Tết hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cũng phần vì độ “hiếm có, khó tìm” của nó, mà loại đào đặc biệt này được những người chơi cảnh gọi là “đặc sản tiến vua”, và có giá thuê thấp nhất là 10 triệu đồng/cây.

Nguồn gốc và tên gọi của đào thất thốn có từ rất lâu nhưng để giải thích rõ ràng thì vẫn còn là ẩn số. Cụ Thành (81 tuổi) – nghệ nhân trồng đào ở làng Nhật Tân – Hà Nội, đã có 60 năm trồng đào cho biết: Các các cụ ngày trước thường giải thích về tên gọi “thất thốn” theo 3 nghĩa. Thứ nhất, là trong một cây đào thất thốn, cứ khoảng 7 “thốn” (mỗi thốn bằng khoảng một đốt ngón tay) lại chia ra các cành nhỏ, mỗi đầu cành ra hoa hay có 7 bông tượng trưng cho chữ thất. Nghĩa thứ hai là lá đào thất thốn dài 7 thốn, gấp 3 – 4 lần so với lá đào thường. Thứ 3, là 7 năm đào thất thốn mới ra hoa kép 7 tầng, mỗi tầng hoa có 7 cánh.
Xem thêm
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT UỐN NẮN CÂY CẢNH CHI TIẾT
4 DÁNG ĐÀO THẤT THỐN LẠNG SƠN ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT
Họ còn nói rằng: Đào Thất Thốn phát triển chậm gấp 3 – 4 lần so với đào thường. Từ khi chiết cành cho đến hoàn thiện dáng, cho nở hoa đúng Tết mất khoảng 8 – 10 năm. Trong một năm, nếu biết chăm sóc tốt, cảnh đào sẽ mọc được tối đa là 7 thốn, khoảng 1 gang tay. Trong khi đó, các giống đào khác chỉ 1 – 2 năm là có thể cho dáng đẹp và có giá trị.