Bạn đang muốn tạo hình cho cây cảnh theo ý thích của bạn nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Bạn thích những dáng cây đẹp để trang trí cho ngôi nhà của bạn và bạn muốn tự mình làm chúng? Điều bạn đang cần bây giờ là một bài hướng dẫn kỹ thuật uốn nắn cây cảnh chi tiết. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vườn Đào Thất Thốn Nga Giới. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một cách bài bản, cụ thể và dễ hiểu nhất.
Sử dụng dây uốn
Kỹ thuật uốn dây là phương pháp sử dụng dây cước để cố định cành và thân cây. Định hướng phát triển của các nhánh cây. Sử dụng kỹ thuật uốn bằng dây uốn có thể thay đổi hướng của thân và nhánh cây theo ý thích. Những cành và nhánh đang mọc chĩa lên, bạn có thể kéo để uốn sang ngang hoặc vuốt xuống. Để tạo ấn tượng già dặn, uyển chuyển, trưởng thành cho cây. Khi uốn nhánh và dựa trên thực tế của cây, người thợ lựa chọn những cành mềm dẻo, dễ uốn. Và không bị tách nhánh để tạo hình cho cây dễ dàng hơn.

Kỹ thuật uốn nắn cây cảnh
Kỹ thuật quấn thân cây
Khi quấn thân cây, bạn cần sử dụng một dây có chiều dài gấp 3 lần khúc thân cây cần quấn. Hãy quấn dây lượng quanh thân cây một góc 45 độ. Đó là cách quấn hiệu quả nhất để định dạng thân cây. Để thực hiện quấn dây, hãy bắt đầu từ cắm một dây kẽm xuống đất, quấn quanh gốc cây. Sau đó quấn lên thân cây với một góc 45 độ. Nếu bạn muốn quấn thêm một lần nữa cho chắc chắn. Nên nhớ hãy quấn sát với dây trước và không được quấn 2 dây chồng lên nhau.
Kỹ thuật quấn nhánh cây
Quấn nhánh là phương pháp dùng để tạo dáng cho nhánh cây. Hãy bắt đầu quấn từ dưới xen kẽ theo chiều dài của nhánh. Cho đến khi làm xong tất cả các cánh. Lúc này chỉ còn chừa lại những cành non trên cây. Bạn nên quấn cùng lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi lấy một sợi dây khác. Bạn nên sử dụng những sợi dây mảnh hơn so với bề dày của nhánh đối với những nhánh thon.
Theo nghệ nhân chia sẻ, họ thường quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn. Và họ quấn quanh thân cây để tạo thế dựa thân. Ở những vị trí có nhánh đơn mọc ra thì quấn liên kết với nhánh khác. Để đảm bảo hài hòa tổng thể cho cây.

Lưu ý khi uốn bằng dây
Tùy thuộc vào độ dày của thân cây và nhánh cây, chất lượng tuổi cây, người thợ làm vườn cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo quấn dây không bị hằn vết vào lớp vỏ khi cây phát triển. Tháo dây quấn trong thời gian từ 3 tháng – 6 tháng với những cây rụng lá theo mùa, 6 tháng – 10 tháng với cây xanh quanh năm. Lưu ý chọn dây phù hợp với kích cỡ và sự phát triển của cành, nhánh, thân cây trong thời gian quấn: dao động từ ⅙ – ⅓ so với đường kính của cành/ thân cây được quấn. Khi tháo dây người thợ nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt hư hại cho cây.
Kỹ thuật uốn nắn cây cảnh bằng phương pháp khắc
Uốn khắc là kỹ thuật được sử dụng khi người thợ không thể uốn cong cành cây theo ý muốn một cách tự nhiên. Khi thân cây quá lớn để uốn cong, người thợ cần phải sử dụng dao khắc để mở một đường khe nơi định uốn cành. Để thực hiện kỹ thuật này bạn cần: 01 dây điện cố định, 01 dao khắc, nêm, chống hoặc thanh kim loại để làm vật đỡ cố định.
![]() |
![]() |
![]() |
Bước 1: Trước khi muốn uốn cong một thân cây, bạn cần cố định phần gốc của thân hoặc nhánh muốn uống bằng dây gai đầu và kim loại trước khi uốn để nâng đỡ cây không bị gãy khi uốn.
Bước 2: Khi thân cây quá lớn, hãy dùng dao khắc để mở một đường khe nơi ta cần cành có độ gấp khúc. Sau đó vít ngọn theo chiều hướng mong muốn và cố định nó bằng dây. Lưu ý rằng: vết khắc phải xiên theo chiều uốn, nếu không thì vết thương sẽ toác ra khi bị uốn.
Bước 3: Sau khi thực hiện xong, bạn hãy buộc chặt bằng dây điện hoặc dây dù. Vết thương ở vết khắc sẽ nhanh chóng lành lại sau 2 tháng. Cứ thực hiện như vậy từ thân chính của cây, đến cành chính, đến những cành quanh thân cây từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau.
Xem thêm
CÁC LOẠI SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀO THẤT THỐN
NGUYÊN TẮC TẠO THẾ CỦA ĐÀO THẤT THỐN LẠNG SƠN
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật uốn cây cảnh phổ biến nhất vì rất dễ thực hiện. Có thể sử dụng để uốn bất cứ dạng cây cảnh nào. Vườn Đào Thất Thốn Nga Giới chúc các bạn thành công.