HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG ĐÀO THẤT THỐN LẠNG SƠN

Tương truyền rằng trong thời phong kiến, Đào Thất Thốn là một loại cây quý được dâng tiến vua vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Sở dĩ loại đào này được lựa chọn để tiến vua bởi vì vẻ đẹp và phong cách cổ kính của có. Hơn nữa, quá trình chăm sóc cũng đòi hỏi tẩn mẩn, kỹ lưỡng. Bài viết dưới đây, Vườn Đào Thất Thốn Nga Giới chia sẻ cho các bạn tất tần tật về kinh nghiệm cách trồng Đào Thất Thốn Lạng Sơn chi tiết nhất. 

Đặc điểm của Đào Thất Thốn Lạng Sơn

Đào Thất Thốn là loại đào có dáng thấp lùn, phần vỏ sần sùi, nổi mấu xù xì trên thân cây. Phần gỗ bên trong thân cây đỏ từ rễ lên tới búp hoa, phần mầm cây nhọn và cứng cáp. Trong khi các loại hoa đào khác thường đơm hoa ở phần ngọn thì Đào Thất Thốn có thể ra hoa ngay từ gốc đào. 

Đào tiến vua

Đặc biệt, giống đào này ra hoa kép, mỗi cành hoa ra từ 10 hoa – 20 hoa. Màu hoa của đào thất thốn màu hồng đậm. Nổi bật trên thân cây nâu sậm, hoa to, cánh hoa dày. Phần nhị hoa màu vàng điểm xuyết trên nền đào màu hồng đậm mang lại cảm giác ấm áp, tươi vui đầu xuân. Đào Thất Thốn nở hoa kép trên cành. Tuy không nở quá nhiều hoa nhưng hoa nở lâu, lan tỏa hương thơm trong không khí. Ngay cả khi hoa tàn, héo thì không rụng xuống lả tả như các loài hoa khác mà vẫn giữ nguyên trên cây. 

Đào tiến vua mang vẻ đẹp của loại đào cổ kính, phong trần hiếm có như gốc cây đa già. Người nghệ nhân uốn thân cây thành nhiều thế rất độc đáo. Bao gồm như song long chầu nguyệt, tam long, nhị hổ mang ý nghĩa vinh hoa phú quý, sung túc, dồi dào….Hiện nay, đào thất thốn được trồng như một loại đào thương phẩm. Để phục vụ thú vui chơi cây cảnh hay mở các dịch vụ ngắm đào, chụp ảnh trong các dịp lễ Tết. 

Kỹ thuật cách trồng Đào Thất Thốn Lạng Sơn

Bước 1: Lựa chọn giống cây trồng và cải tạo đất 

Muốn trồng Đào Thất Thốn, người trồng cần phải căn cứ vào phong tục tập quán. Và phụ thuộc vào từng vùng khí hậu khác nhau để lựa chọn từng giống cây phù hợp. Trước khi trồng, bạn nên kiểm tra xem đất có sạch hay không. Nếu đất bị ngộ độc không đảm bảo cần bón phân trichoderma vibio để cải tạo mới có khả năng tránh sâu bệnh hại cây. 

Lựa chọn đất trồng đào tiến vua
Lựa chọn đất trồng Đào Thất Thốn Lạng Sơn

Bước 2: Đào một hố nhỏ chính giữa 

Hãy đào một cái hố nhỏ có chiều rộng khoảng 15cm – 20cm, sâu khoảng 20cm – 30cm, sau đó đặt cây đào xuống chính giữa hố. 

Bước 3: Bóc túi bầu nilon 

Đặt cây đào giống nằm dọc trên tay thuận của người trồng, sau đó dùng tay còn lại bóc bỏ túi bầu, đặt cây vào chính giữa hố.

Cách trồng đào thất thốn
Cách trồng Đào Thất Thốn Lạng Sơn

Bước 4: Đặt cây đào giống vào giữa hố trồng

Bước 5: Lấp đất 

Sau khi đặt cây xuống hố, tiến hành lấp đất. Hãy chuẩn bị quốc và xẻng trong khâu này và sử dụng chúng để vun đất xung quanh gốc cây. Sau đó, dùng tay ấn nhẹ đất phía xung quanh bầu cây làm cho cây không bị đổ khi tưới nước. Lấp đất cao đến phần cổ rễ của cây đào giống. 

Bước 6: Cắm cọc chống đổ 

Đối với cây đào, sau khi trồng xong chúng ta phải tiến hành chống cọc cho cây khỏi bị đổ. Việc chống cọc phải được tiến hành ngay sau khi trồng. 

cách trồng đào thất thốn
Cách trồng Đào Thất Thốn Lạng Sơn

Bước 7: Giữ ấm cho cây

Sau khi hoàn tất quá trình trồng cây, người làm vườn cần chú ý giữ ấm cho cây bằng các tủ gốc. Trong công đoạn này, người làm vườn có thể sử dụng rơm rạ, hoặc cỏ mục để ủ xung quanh gốc cây. 

Cách trồng Đào Thất Thốn Lạng Sơn và chăm sóc đúng kỹ thuật

Cách tưới, tiêu nước 

Cây đào thất thốn ngay sau khi được trồng phải tưới cây ngay lập tức. Nhằm đảm bảo cho quá trình cây phục hồi nhanh chóng và phát triển bình thường. Đặc biệt, người trồng phải chú ý thường xuyên giữ ấm vườn đào trong khoảng 60% – 70%. Phải giữ ấm cho cây trong thời gian 3 – 4 tháng sau khi trồng. Trong trường hợp, nếu khu vườn bị ngập nước mỗi khi trời mưa bạn phải đào rãnh thoát nước. Tránh tình trạng ngập úng xảy ra trong 24 tiếng sẽ khiến rễ đào bị thối. Ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển, thậm chí cây có thể chết do ngập úng quá lâu. 

Bón phân cho cây đào thất thốn giai đoạn sau khi trồng 

Không chỉ riêng giống đào tiến vua mới được trồng mà bất cứ giống đào nào cũng phải được tưới phân để bổ sung chất dinh dưỡng trong 30 ngày đầu tiên. Để kích thích quá trình hình thành rễ mới phát triển. Sau khi trồng cây đào 30 ngày tiến hành tưới phân. Tưới bổ sung để kích thích quá trình hình thành rễ mới phát triển. Người làm vườn nên sử dụng phân hữu cơ vbio vào gốc cho cây đào. Với lượng 5kg – 10 kg phân hữu cơ vbio + 0,5 kg vôi bột, rắc đều phân vào hố trồng.

> HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT UỐN NẮN CÂY CẢNH CHI TIẾT

> 4 DÁNG ĐÀO THẤT THỐN LẠNG SƠN ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT

Bón phân cho đào tiến vua
Cách trồng Đào Thất Thốn Lạng Sơn – Bón phân cho đào tiến vua

Bón phân cho cây đào thất thốn giai đoạn phát triển thân lá 

Sau 5 tháng trồng, vườn đào thất thốn đã đi vào một quá trình phát triển ổn định. Lúc này cây chủ yếu phát triển về thân, cành, tạo tán. Vì vậy, người trồng đào thất thốn phải bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển tốt tạo tiền đề cho giai đoạn sau. 

  • Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ vbio. 
  • Bón thúc vào các tháng 2-3-4-5-6-7-8-9, khoảng 20 ngày/lần kết hợp với tưới đủ ẩm.  
  • Bón cách gốc từ 30 – 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc đào và phát sinh bệnh xì mủ đào. 
  • Song song với quá trình bón phân, người trồng đào phải thường xuyên làm sạch cỏ trong vườn. Để hạn chế được các loại sâu đục thân, đục cành và bệnh xì mủ. 

Bón phân cho đào tiến vua

Quy trình kỹ thuật trong cách trồng Đào Thất Thốn Lạng Sơn

  • Tưới nước: 2 lần/ngày, tưới nước vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, nếu trời rét bạn có thể tưới vào lúc 10h – 11h sáng và 3h – 4h chiều. 
  • Dùng ô doa tưới đều trên xung quanh gốc đào. 
  • Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm. 
  • Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh.
  • Trời rét tùy độ ẩm đất 

Xem thêm

KIẾN THỨC VỀ ĐÀO THẤT THỐN LẠNG SƠN

NGUYÊN TẮC TẠO THẾ CỦA ĐÀO THẤT THỐN LẠNG SƠN

Trên đây là tất tần tật về cách chăm sóc đào tiến vua chuẩn khoa học được các thương nhân buôn đào chia sẻ. Đào Thất Thốn Lạng Sơn là một trong những giống đào quý, quá trình chăm sóc rất kỳ công, chính vì vậy mà nó có giá thành cao đến mức trong dân gian có câu phú rằng “đếm hoa ra tiền”. 

Trả lời